Máy Trợ Thở Và Những Điều Cần Biết
22/08/2021
Theo các nhà chuyên môn để có hiệu quả trong việc điều trị bệnh, hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra, người sử dụng cần phải hiểu rõ máy trợ thở là gì? Nguyên tắc hoạt động của máy, cấu tạo máy, sử dụng máy cho những trường hợp nào và những lưu ý trong quá trình sử dụng.
Máy trợ thở là gì?
Máy trợ thở ( CPAP) là thiết bị tạo ra một dòng khí, với áp lực vừa đủ đưa thể tích khí vào phổi người bệnh nhân, giúp cho phổi thực hiện sự trao đổi khí ở những người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ hoặc thở không hiệu quả. Lưu ý đây không phải là phương pháp điều trị bệnh mà chỉ được dùng để hỗ trợ cải thiện sự thở, duy trì chất lượng sống cho người bệnh.
Máy trợ thở hoạt động như thế nào?
Máy trợ thở làm việc trên nguyên tắc tạo ra một luồng không khí để giữ cho đường hô hấp trên mở trong khi ngủ. Các dòng không khí được đẩy qua một ống thông qua một mặt nạ vào mặt sau của cổ họng.
Máy trợ thở có cấu tạo ra sao?
Máy CPAP gồm 3 phần chính: Mặt nạ (bao gồm nhiều loại để lựa chọn: dạng mũi miệng, dạng mũi, dạng canule…). Ống dẫn khí: nối mặt nạ với máy chính. Máy chính: mô – tơ cung cấp một áp lực dương liên tục vào ống dẫn khí. Một số máy CPAP có thể có thêm bộ phận làm ẩm, giúp người sử dụng dễ chịu hơn, dễ dung nạp máy CPAP hơn. Máy CPAP nhỏ, nhẹ và chạy êm.
Hiện tại, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều dạng máy cung cấp áp lực dương với tính năng đa dạng phù hợp với các loại bệnh lý ngưng thở khi ngủ khác nhau, ví dụ như:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: CPAP, APAP: Auto-Positive Airway Pressure: máy áp lực dương tự điều chỉnh.
- Hội chứng ngưng thở trung ương: ASV: Adaptive Servo Ventilation: Máy trợ thở kiểu trung ương.
- Bệnh nhân cần được khám và tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa để có chỉ định phù hợp nhất.
Các chế độ trên máy trợ thở gồm những gì?
Chế độ kiểm soát : Chế độ này dùng cho những người không tự thở được hoặc thở rất yếu. Chế độ này hoàn toàn kiểm soát toàn bộ hô hấp của người bệnh. Thường thì bác sĩ cài đặt các thông số trước khi đưa vào người bệnh nhân.
Chế độ hỗ trợ: Với những người tự thở, để tránh đồng bộ giữa người bệnh tự thở với máy, khi bệnh nhân thở đủ, có tín hiệu, máy sẽ đẩy một thể tích khí vào phổi của bệnh nhân. Chế độ này tần số máy thở do bệnh nhân quyết định. Xong để tránh một số trường hợp bị ngưng thở đột ngột, thì vẫn nên cài chế độ tần số trên máy thở như chế độ kiểm soát.
Chế độ thở đồng bộ ngắt bắt buộc: Chế độ này dùng cho những bệnh nhân có thể tự thở, tiên lượng thở máy dài ngày. Đây là chế độ thở mà người bệnh tự thở xen kẽ với chế độ thở hỗ trợ và chế độ kiểm soát.
Những ai cần sử dụng máy trợ thở?
Máy trợ thở CPAP dựa trên nguyên lý tạo ra áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra. Hệ thống được nối với bệnh nhân bằng nội khí quản, sonde mũi, cannula mũi, hoặc mặt nạ tùy loại hình.
Máy thở Bipap hoạt động dựa trên phương pháp thông khí nhân tạo, không xâm nhập, tức là không sử dụng ống nội khí quản hay mở khí quản, hỗ trợ quá trình hô hấp bệnh nhân với 2 mức áp lực qua 2 đường dẫn khí: IPAP và EPAP.
Đối tượng sử dụng của máy trợ thở CPAP:
Đối tượng sử dụng của máy trợ thở BiPAP:
Bên trên là một số thông tin về máy trợ thở, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn trong quá trình sử dụng máy trợ thở.
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết mới
Đánh giá máy khí dung Omron NE-C28
26/10/2024
Bệnh huyết áp cao nguy hiểm không?
13/07/2023
Máy Trợ Thở Và Những Điều Cần Biết
22/08/2021
Thiết bị y tế gia đình: Bạn nên chuẩn bị gì?
03/05/2021
Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường
17/10/2020
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
06/10/2020